slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp
Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp của Hãng Luật Khánh Dương hướng dẫn khách hàng cách đóng cửa công ty một cách đúng luật. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ giải thể doanh nghiệp đầy đủ theo quy định mới nhất. 

1. Thông tin tư vấn giải thể doanh nghiệp

1.1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chủ thể kinh doanh nữa. Theo đó, chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Giải thể công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ thực hiện theo 03 bước như sau:

  • Bước 1: Thông báo tình trạng công ty đang làm thủ tục giải thể;

  • Bước 2: Thực hiện thủ tục kiểm tra, quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp;

  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

1.2. Các trường hợp giải thể công ty, doanh nghiệp

Căn cứ quy định Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 thì có 04 trường hợp giải thể doanh nghiệp, bao gồm:

  • Giải thể công ty do đã hết hạn hoạt động theo quy định tại điều lệ công ty;

  • Giải thể doanh nghiệp do nguyện vọng của tất cả thành viên góp vốn thành lập công ty;

  • Giải thể do không còn đủ số lượng thành viên công ty trong vòng 06 tháng liên tục (tùy theo từng loại hình doanh nghiệp) nhưng đơn vị không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp;

  • Giải thể do doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

1.3. Điều kiện được giải thể công ty

Để được giải thể công ty thì bạn phải thanh toán hết tất cả các khoản nợ đối với các tổ chức hay các cá nhân có liên quan khi tiến hành thủ tục giải thể công ty. Việc giải quyết thủ tục thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp sẽ được ưu tiên theo thứ tự như sau:

  • Nợ lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp;

  • Nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước;

  • Các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp;

  • Thanh lý tất cả tài sản cố định trước khi giải thể.

Phần lớn các doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ thì các khoản nợ lương và các khoản nợ của các tổ chức, cá nhân khác phát sinh trong quá trình kinh doanh sẽ được xác định rõ ràng và đầy đủ. Đa số đã được thanh toán hết khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục xin giải thể công ty. Phần nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước chỉ được xác định khi cơ quan quản lý thuế tiến hành thanh, kiểm tra hồ sơ kế toán - thuế (khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp đối với cơ quan thuế).

2. Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp công ty bao gồm 03 bước sau đây: 

Bước 1: Đơn vị thông báo giải thể doanh nghiệp

Công ty bạn nộp thông báo giải thể doanh nghiệp là thông báo cho cơ quan chức năng, các đối tác, khách hàng về việc đơn vị doanh nghiệp của bạn đang làm thủ tục giải thể.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp ở giai đoạn này, sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp theo mẫu bắt buộc tại Phụ lục II-22 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;

  • Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với các công ty TNHH 2 thành viên), biên bản họp đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);

  • Quyết định giải thể doanh nghiệp.

Bạn nộp hồ sơ giải thể công ty đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 2: Thực hiện thủ tục quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế quản lý

Sau khi bạn đã hoàn thành thông báo giải thể công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển dữ liệu về cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị công ty bạn. Cơ quan thuế sẽ thực hiện thanh kiểm tra nhằm xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bạn với cơ quan thuế. 

Đây là bước quan trọng, phức tạp và chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn bộ thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế bao gồm:

  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

  • Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với các hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan nếu công ty có hoạt động bán buôn, xuất nhập khẩu; hoặc Văn bản cam kết không có các khoản nợ thuế và những khoản phải nộp NSNN liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu đến ngày ký xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải Quan và chịu trách nhiệm trên cam kết này;

  • Biên bản thanh lý tài sản (nếu có);

  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính tới thời điểm nộp hồ sơ giải thể; hoặc Văn bản cam kết chưa sử dụng và chưa phát hành hóa đơn;

  • Báo cáo quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và báo cáo thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) tính tới thời điểm nộp bộ hồ sơ giải thể;

  • Nộp tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT) tới thời điểm nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp;

  • Báo cáo tài chính công ty đến thời điểm giải thể doanh nghiệp.

Lưu ý: Tùy theo từng Chi cục thuế mà sẽ có quy định thành phần hồ sơ khác nhau. Sau khi nộp xong hồ sơ đầy đủ thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ kiểm tra, quyết toán thuế để giải thể công ty.

Lúc này tới giai đoạn thanh/kiểm tra doanh nghiệp trước khi giải thể, đơn vị doanh nghiệp cần chuẩn bị và hoàn thiện sổ sách kế toán để làm việc với đại diện bên cơ quan thuế . Nếu không có sai sót hay vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế sẽ gửi Thông báo về việc công ty bạn đã hoàn tất nghĩa vụ thuế đến Sở KH&ĐT. Lúc này thủ tục giải thể doanh nghiệp đã gần hoàn thành.

 

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hồ sơ giải thể giai đoạn này bao gồm các tài liệu:

  • Quyết định giải thể doanh nghiệp;

  • Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp được đăng trên báo điện tử hoặc báo viết;

  • Báo cáo thanh lý tài sản cố định;

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (theo mẫu Phụ lục II-22 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT );

  • Bản chính Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư;

  • Báo cáo tiến độ thực hiện dự án tính đến thời điểm giải thể (nếu là Doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài);

  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, bao gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và các khoản nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

  • Giấy xác nhận của cơ quan Thuế về việc đơn vị doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;

  • Giấy xác nhận của cơ quan Hải quan về việc đơn vị doanh nghiệp đã hoàn thành, không nợ thuế nhập khẩu;

  • Xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội đơn vị doanh nghiệp không còn nợ tiền đóng bảo hiểm các loại;

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép đầu tư sẽ căn cứ vào hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và ra thông báo doanh nghiệp hoàn tất việc giải thể và Doanh nghiệp chấm dứt mọi hoạt động kể từ thời điểm ra thông báo.

So với việc thành lập doanh nghiệp mới, thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Bạn có thể liên hệ dịch vụ tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp của chúng tôi để được hỗ trợ.

CÔNG TY LUẬT TNHH KHÁNH DƯƠNG VÀ CỘNG SỰ

Hình ảnh

Gọi điện
SMS
Facebook Chat
0902 009 412
Map
Hotline