slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào nước ta là một vấn đề quan trọng trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài? Bài viết dưới đây Hãng luật Khánh Dương sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

1. Người nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng vốn từ Công ty Việt Nam trong các trường hợp nào?

Theo Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020, những nhà đầu tư nước ngoài có thể nhận chuyển nhượng thông qua 2 trường hợp sau đây:

  • Nhà đầu tư có thể góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế, công ty kinh doanh ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

  • Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.

2. Hồ sơ chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

2.1 Hồ sơ phía Nhà đầu tư nước ngoài:

  • Nếu nhà đầu tư là cá nhân thì nộp Bản sao có công chứng hộ chiếu; 

  • Nếu nhà đầu tư là tổ chức thì nộp Bản sao Giấy chứng nhận thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc văn bản tương đương xác nhận tư cách pháp nhân nước ngoài;

  • Văn bản đăng ký chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam;

  • Sao kê số dư tài khoản (đối với cá nhân) và báo cáo tài chính có kiểm toán (đối với tổ chức) chứng minh việc hoàn thành góp đủ vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân đại diện phần vốn góp và thực hiện thủ tục (nếu có).

2.2 Hồ sơ phía doanh nghiệp Việt Nam:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

  • Quyết định/biên bản họp về việc thay đổi thành viên và cổ đông góp vốn của công ty;

  • Danh sách cổ đông mới hoặc sổ đăng ký cổ đông mới;

  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn và và các giấy tờ chứng thực việc chuyển nhượng đã hoàn thành như (biên bản thanh lý) có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;

  • Ngoài ra, nếu việc chuyển nhượng vốn có làm ảnh hưởng đến số lượng thành viên, cổ đông và loại hình kinh doanh của công ty thì công ty cần làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh với các giấy tờ sau:
        + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, hoặc chuyển đổi loại hình công ty;
        + Nộp là công ty cổ phần thì nộp biên bản họp của đại hội đồng cổ đông;
        + Nếu là công ty TNHH từ 2 thành viên thì nộp biên bản họp của hội đồng thành viên;
        + Nếu là công ty TNHH một thành viên thì nộp quyết định của chủ sở hữu công ty đồng ý cho phép chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài.

  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục (nếu có).

3. Thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

3.1 Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty 100% vốn Việt Nam

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty có vốn Việt Nam tại Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư. 

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;

  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người nước ngoài;

  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục.

Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo cho nhà đầu tư và chỉ ra lý do.

Bước 2: Sau khi có sự chấp thuận của Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3.2 Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

Bước 1: Nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 2: Sau khi nhận được văn bản thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn thì:

Nếu sau chuyển nhượng, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm ít nhất từ 51% trở lên trong cơ cấu vốn điều lệ thì: 

  • Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện chuyển vốn trực tiếp vào tài khoản đầu tư tại ngân hàng Việt Nam mà công ty có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam đã mở dành riêng cho việc chuyển nhượng vốn này;

  • Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp này bắt buộc phải được mở tại ngân hàng ở Việt Nam;

  • Tài khoản vốn này có thể nhận VNĐ hay bằng đơn vị ngoại tệ đều được;

  • Sau khi góp vốn, các bên cần kê khai thuế thu nhập chuyển nhượng trực tiếp.

Bước 3: Sau khi tách Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan cấp phép đầu tư.

Trên đây là các nội dung quy định về thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài, nếu bạn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ.

CÔNG TY LUẬT TNHH KHÁNH DƯƠNG VÀ CỘNG SỰ

Hình ảnh

Gọi điện
SMS
Facebook Chat
0902 009 412
Map
Hotline