slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow
slidershow

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Pháp luật về thừa kế là một trong những chế định đã và đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của độc giả, trong đó khai nhận di sản thừa kế theo di chúc cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì lẽ đó, trong phạm vi bài viết này, Hãng Luật Khánh Dương sẽ mang đến cho Quý bạn đọc những hiểu biết về khai nhận di sản thừa kế theo di chúc: Hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là gì? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho Quý bạn đọc những thông tin hữu ích.

1. Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là gì?

Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản của người thụ hưởng trong di chúc đối với di sản thừa kế tại thời điểm mở thừa kế theo quy định pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 về thời điểm mở thừa kế: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.

2. Chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

 Kể từ thời điểm mở thừa kế, người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc do người chết để lại có thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Bên cạnh những chủ thể được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, những chủ thể được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Con chưa thành niên của người để lại di sản; Cha của người để lại di sản; Mẹ của người để lại di sản; Vợ của người để lại di sản; Chồng của người để lại di sản; Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản cũng có thể khai nhận di sản thừa kế.

3. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, bao gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

- Giấy chứng tử của người để lại di sản;

- Văn bản di chúc hợp pháp;

- Giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy đăng ký xe; Sổ tiết kiệm ngân hàng,…;

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, giấy khai sinh, hộ khẩu của người được hưởng di sản theo di chúc.

4. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người khai nhận di sản tiến hành nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan thực hiện công chứng tại nơi có di sản.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Cơ quan công chứng tiếp nhận hồ sơ, xử lý và thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2014, cơ quan công chứng có nghĩa vụ niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, cụ thể:

Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Bước 3: Trả kết quả

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng 2014)

Sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng, những người thừa kế sẽ tiến hành thủ tục cập nhật đăng bộ sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ bao gồm: Bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử, di chúc …).

5. Dịch vụ tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc của Hãng Luật Khánh Dương

Để giúp việc thực hiện khai nhận di sản theo thừa kế theo di chúc được dễ dàng và thuận tiện hơn, Hãng Luật Khánh Dương luôn sẵn lòng hỗ trợ tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và đồng hành cùng Quý khách hàng cho tới khi đạt được kết quả cuối cùng. Những công việc mà chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng giải quyết vấn đề trên cụ thể như sau:

  • Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc;

  • Soạn thảo giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến khai nhận di sản thừa kế theo di chúc;

  • Hỗ trợ khách hàng liên hệ Cơ quan công chứng tại nơi có di sản, chúng tôi cũng có thể hỗ trợ liên hệ công chứng viên ký tận nơi khách hàng;

  • Bàn giao kết quả nhận được là văn bản thừa kế đã được công chứng.

Trên đây là những chia sẻ liên quan tới vấn đề thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc của Hãng Luật Khánh Dương. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp Quý bạn đọc biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hỗ trợ hay các vấn đề pháp lý có liên quan xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi.

 CÔNG TY LUẬT TNHH KHÁNH DƯƠNG VÀ CỘNG SỰ

 

Hình ảnh

Gọi điện
SMS
Facebook Chat
0902 009 412
Map
Hotline